Số 19 lô 6 Khu Đô thị PG An Đồng, thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng 02253 850 686 Estheprolabovietnam@gmail.com
Tin tức

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ngày 04-03-2023 Lượt xem 898

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính khiến lượng glucose trong máu (đường huyết) tăng cao.

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não.

Các dạng tiểu đường bao gồm:

  • Tiểu đường tuýp 1
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Tiểu đường thai kỳ

Những dấu hiệu và triệu chứng tiểu đường là gì?

  • Thường xuyên cảm thấy đói và khát
  • Sụt cân
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhìn mờ
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Các vết loét không lành

Ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Trong khi đó, dấu hiệu bệnh ở nữ giới sẽ có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm men ở đường sinh dục và da khô, ngứa.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1

Các dấu hiệu bệnh đái tháo đường type 1 có thể bao gồm:

  • Cực kỳ đói
  • Thường xuyên khát
  • Sụt cân không chủ ý
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi
  • Bệnh cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Những biểu hiện chính của bệnh tiểu đường type 2 thường gặp có thể kể đến như:

  • Thường xuyên thấy đói và khát
  • Đi tiểu nhiều
  • Sụt cân
  • Mờ mắt
  • Mệt mỏi
  • Vết loét chậm lành

Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng do nồng độ glucose tăng cao khiến cơ thể giảm sức đề kháng (ví dụ: lao phổi, nhiễm trùng tiểu, v.v…). Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất là tiểu đường type 2 có thể diễn tiến âm thầm, hoàn toàn không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài, và chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc phát hiện cùng lúc với các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ thường phát hiện mẹ bầu mắc phải tình trạng này khi cho làm xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng sẽ bị khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn.

Nguyên nhân bị tiểu đường là gì?

Insulin là hormone (nội tiết tố) được sản sinh bởi tuyến tụy, đóng vai trò giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng. Ở người bệnh, quá trình này bị cản trở bởi nhiều vấn đề khác nhau.

Nguyên nhân tiểu đường type 1

Ở người bị tiểu đường type 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây ra suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu thay vì tiến vào tế bào, từ đó gây ra chỉ số đường huyết cao.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường type 1 là gì vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể góp phần vào nguyên nhân tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Trong bệnh tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2, các tế bào cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sự đề kháng này. Thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng.

Tương tự đái tháo đường type 1, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân bị đái tháo đường type 2 là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến vấn đề này, bao gồm:

  • Di truyền
  • Yếu tố môi trường
  • Thừa cân
  • Trên 45 tuổi
  • Ít vận động
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường
  • Tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này khiến các tế bào trong cơ thể đề kháng insulin.

Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy vẫn không thể sản xuất kịp. Khi điều này xảy ra, lượng glucose đến các tế bào giảm và mức đường huyết tăng lên, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Thừa cân
  • Trên 25 tuổi
  • Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc có con sinh ra nặng trên 4kg
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên)
  • Bệnh thận
  • Tổn thương mắt (Bệnh võng mạc và suy giảm thị lực)
  • Tổn thương ở chân như nhiễm trùng và vết loét chân không lành, dễ cắt cụt chân
  • Tình trạng da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
  • Trầm cảm

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần tìm hiểu về các biến chứng của bệnh để phòng ngừa những rủi ro khôn lường có nguy cơ xảy ra cho chính bản thân và bé yêu.

 

Bệnh đái tháo đường có chữa được không” có lẽ là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Thực tế, bệnh không thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, từ đó giúp bạn có một đời sống bình thường.

Chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động cũng góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả.

Nguồn coppy: hellobacsi.com

 

 

Gọi ngay: 02253 850 686
SMS: 02253 850 686 Chat Zalo