Khái niệm chỉ số GI
GI có tên tiếng Anh đầy đủ là glycemic index, tức chỉ số đường huyết. Đây là một chỉ số có thể phản ánh được tốc độ gia tăng của đường huyết sau khi nạp vào cơ thể những loại đồ ăn giàu carb (tinh bột, đường). Chỉ số GI có thể được đánh giá thông qua 3 cấp độ bao gồm thấp, trung bình và cao.
Các loại đồ ăn với chỉ số GI cao có chứa carb với tốc độ hấp thụ nhanh. Sau khi bệnh nhân ăn những món ăn này thì lượng glucose có ở trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng nhưng cũng sẽ giảm trở lại ngay sau đó. Trong khi đó, những loại thực phẩm với chỉ số GI thấp sau khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên và giảm xuống một cách từ từ. Nhờ đó, bạn có thể giữ được một nguồn năng lượng vô cùng ổn định và có lợi hơn đối với sức khỏe.
Những trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải tìm những loại đồ ăn với chỉ số GI thấp. Như vậy, người bệnh có thể kiểm soát được lượng đường huyết ở trong cơ thể mình. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn có khả năng hỗ trợ và giúp cải thiện tốt hơn quá trình chuyển hóa các lipid, rất phù hợp với bệnh đái tháo đường typ 2.
Thực đơn được áp dụng cần phải đa dạng và phù hợp. Số lượng các loại thực phẩm cần phải đầy đủ và thích hợp cho nhu cầu của từng trường hợp để cân nặng được duy trì ở mức hợp lý.
Các bữa ăn nên có đầy đủ các chất như bột đường, đạm, chất béo và chất xơ để đường huyết được hấp thu vào bên trong máu một cách từ từ. Nên bổ sung thêm chất xơ trong rau xanh để duy trì sự ổn định của đường huyết. Những loại có giàu omega-3 sẽ rất có lợi đối với sức khỏe tim mạch của người bị tiểu đường. Từ đó, những biến chứng tiểu đường có liên quan đến sức khỏe tim mạch sẽ được phòng ngừa một cách hiệu quả.
Trên đây là những gợi ý Esthe Pro Labo dành cho bạn để bổ sung vào kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy lưu và thực hiện ngay các bạn nhé!
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/goi-y-thuc-pham-co-chi-so-gi-thap-tot-cho-benh-nhan-dai-thao-duong-s62-