Số 19 lô 6 Khu Đô thị PG An Đồng, thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng 02253 850 686 Estheprolabovietnam@gmail.com
Tin tức

COLLAGEN LÀ GÌ VÀ NÓ TỐT NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 24-03-2023 Lượt xem 157

1. Collagen là gì?

Collagen chứa khoảng 1⁄3 lượng protein, được xem là hợp chất chứa nhiều protein nhất trong cơ thể. Nó có chức năng xây dựng các khối cơ quan xương, da, cơ, gân và dây chằng. Các bộ khác như mạch máu, giác mạc và răng cũng có collagen.

Bạn có thể hình dung collagen giống như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau. Trong tiếng Hy Lạp, collagen được gọi là kólla, nghĩa là keo dán.

2. Collagen có những loại nào?

Thành phần của collagen có ít nhất 16 loại, trong đó có 4 loại chính là loại I, II, III và IV, gồm có:

  • Loại I: Loại I chiếm 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu tạo từ các sợi dày đặc. Nó góp phần tạo nên cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
  • Loại II: Loại II được tạo nên từ các sợi lỏng lẻo hơn và được tìm thấy trong sụn đàn hồi, đệm khớp.
  • Loại III: Loại III hỗ trợ cấu trúc khối cơ bắp, cơ quan và động mạch.
  • Loại IV: Loại IV hỗ trợ thanh lọc và được tìm thấy trong các lớp da.

Khi tuổi tác càng cao thì lượng collagen được sản xuất càng ít và chất lượng cũng giảm đi. Trong đó, những dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết là làn da kém săn chắc và nhăn nheo hơn, sụn cũng bị yếu đi theo thời gian.

3. Vai trò của collagen

  • Với xương: Collagen liên kết giúp kết nối và định hình khung xương
  • Với mạch máu, collagen giúp sản sinh ra máu, phòng chống xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim.
  • Với móng và tóc… Collagen giúp tổng hợp nên chất sừng. Vì Tóc sẽ chắc khỏe, giảm gãy rụng, xơ... Móng tay&chân cứng cáp, không dễ gãy
  • Với hệ miễn dịch và não bộ: collagen hỗ trợ lợi khuẩn phát triển tăng khả năng miễn dịch tự nhiên. Giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ.
  • Với mắt: Collagen dạng kết tinh tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể.
  • Với sụn: Chiếm 50% trong sụn. Thiếu Collagen khiến độ ma sát giữa các khớp xương lớn gây biến dạng xương. Collagen giúp phòng chống đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm
  • Với da: Phụ nữ sản xuất ít collagen hơn nam giới, lượng collagen bị mất đi khoảng 1% mỗi năm. Đặc biệt, ở tuổi 45, cơ thể ngưng sản sinh collagen hoàn toàn  Phụ nữ  sẽ mất đi ½ lượng collagen trên da ở tuổi 50. 
  • Collagen thiếu hụt theo từng giai đoạn tuổi tác trong đời người. Theo thống kê của các nhà khoa học Anh Quốc, mức độ collagen thiếu hụt như sau:

                                      Sau tuổi 25: mỗi năm da mất 1.5% lượng collagen

                                      Sau tuổi 30: da thiếu hụt 15% lượng collagen

                                      Sau tuổi 40: da thiếu hụt 30% lượng collagen

                                      Sau tuổi 50: da thiếu hụt 45% lượng collagen

4. Bổ sung collagen ( thủy phân và không thủy phân)

Collagen thủy phân:

  • Nguồn gốc thực vật
  • Hiệu quả hấp thu: 27%
  • Dễ bị biến tính với ánh sáng, độ ẩm, thời gian
  • Phân tử lớn
  • Bào chế dạng viên nén
  • Dễ tăng cân
  • Tác dụng cho da, móng & tóc

Collagen không thủy phân:

  • Nguồn gốc động vật (da, sụn)
  • Hiệu quả hấp thu: 90%
  • Dễ bị biến tính với ánh sáng, độ ẩm, thời gian
  • cấu trúc siêu phân tử, siêu mịn, siêu nhẹ
  • Dạng bột, dung dịch đóng chai
  • Giảm cân, tăng năng lượng, da, móng & tóc,
  • Bôi trơn khớp, chống lão hóa, giúp ngủ ngon

5. Uống collagen có tác dụng gì?

Lợi ích của collagen đã được khoa học chứng minh thông qua:

  • Khối lượng cơ bắp: Có một nghiên cứu vào năm 2019 chỉ ra kết hợp chất bổ sung collagen peptide và rèn luyện sức mạnh làm tăng khối lượng cơ bắp hơn giả dược.
  • Viêm khớp: Một nghiên cứu trên loài chuột vào năm 2017 cho kết quả việc bổ sung collagen giúp bệnh viêm xương khớp ở chuột hồi phục nhanh hơn.
  • Độ đàn hồi của da: Trong một nghiên cứu năm 2019, phụ nữ dùng thực phẩm bổ sung collagen cho thấy sự cải thiện về ngoại hình và độ đàn hồi của da. Collagen cũng được sử dụng trong các phương pháp điều trị tại chỗ để cải thiện chất lượng làn da bằng cách giảm thiểu các đường nhăn và nếp nhăn

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc bổ sung collagen có tác dụng trong điều trị hội chứng rò rỉ ruột.

6. Chọn collagen như thế nào cho tốt?

  • Phải là thương hiệu có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến qua quá trình sử dụng sản phẩm. 
  • Sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và là Collagen thủy phân.
  • Hàm lượng Collagen trung bình cho người trưởng thành là 5.000mg/ ngày.
  • Là thành phần dễ bị oxy hóa nên trong sản phẩm cần bổ sung chất chống oxy hóa mạnh như CoQ10, Vitamin C, Vitamin E.

7. Bổ sung collagen tự nhiên qua các loại thực phẩm

7.1 Thực phẩm bổ sung collagen

Collagen được dự trữ dưới dạng tiền chất procollagen. Nó được tạo ra bằng cách kết hợp 2 loại axit amin là glycine và proline, dưới tác dụng của vitamin C. Do đó, nếu bạn thắc mắc ăn gì để tăng sinh collagen thì các loại thực phẩm dưới đây là một gợi ý:

  • Vitamin C: Có trong nhiều các loại trái cây họ cam quýt, ớt chuông và dâu tây.
  • Proline: Một lượng lớn proline được tìm thấy trong lòng trắng trứng, mầm lúa mì, sản phẩm từ sữa, bắp cải, măng tây và nấm.
  • Glycine: Được tìm thấy nhiều trong da lợn, da gà, nước dùng xương và một số loại thực phẩm chứa protein.
  • Đồng: Chứa nhiều trong thịt nội tạng, hạt vừng, bột ca cao, hạt điều và đậu lăng.

Ngoài ra, cơ thể cũng cần được bổ sung các thực phẩm chứa protein chất lượng cao như thịt, thịt gia cầm, hải sản, sữa, các loại đậu và đậu phụ.

7.2 Thực phẩm phá hủy collagen

Thực phẩm có nguồn gốc từ các chất dinh dưỡng sau đây có tác dụng phá hủy collagen:

  • Đường và carbs tinh chế: Chúng làm hạn chế khả năng tự sửa chữa collage, vì vậy nên giảm thiểu lượng tiêu thụ.
  • Quá nhiều ánh nắng mặt trời: Cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì tia cực tím có thể làm giảm khả năng sản xuất collagen.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm giảm sản xuất collagen, đồng thời, nó còn làm giảm khả năng chữa lành vết thương và dẫn đến hình thành các nếp nhăn.

Ngoài ra, một số bệnh tự miễn như lupus cũng có thể gây phá hủy collagen.

Collagen là dưỡng chất có tác dụng xây dựng lên nhiều các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung collagen bằng nhiều cách khác nhau mà ít để lại tác dụng phụ.

 

Nguồn:https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/collagen-la-gi-va-no-tot-nhu-nao/

Gọi ngay: 02253 850 686
SMS: 02253 850 686 Chat Zalo